3 Bước thực hiện quy trình thi công sơn bả đúng tiêu chuẩn và những lưu ý khi thi công

Thi công sơn bả là công đoạn trong thi công hoàn thiện ngôi nhà được thực hiện trước khi sơn lót và sơn phủ. Công đoạn này giúp lớp sơn phủ trở nên mịn đẹp và sáng bóng hơn. Ở bài viết này, SNB ARCHI chia sẻ quy trình thi công sơn bả đúng kỹ thuật mà SNB ARCHI dụng trong thi công nhà phố, biệt thự,… Mời quý anh chị cùng tham khảo!

1.Sơn bả là gì ? 

Thi công sơn bả tường là gì ??
Thi công sơn bả tường là gì ??

Sơn bả (hay còn gọi là bả matit) là lớp vật liệu được sử dụng trước lớp sơn lót, nhằm tạo bề mặt phẳng, che lấp khuyết điểm trên tường trước khi tô. Thi công sơn bả giúp bề mặt mịn màng, tăng độ bám dính cho lớp sơn phủ và góp phần kéo dài tuổi thọ công trình.

2. Ưu điểm và nhược điểm của quá trình thi công sơn bả. 

Sơn bả giúp tường nhà đẹp và mịn hơn nhưng độ bám dính chưa cao
Sơn bả giúp tường nhà đẹp và mịn hơn nhưng độ bám dính chưa cao

2.1. Ưu điểm : 

  • Tạo bề mặt mịn và phẳng đẹp

    • Khi thi công sơn bả giúp che phủ các khuyết điểm nhỏ trên bề mặt tường như vết nứt chân chim, lồi lõm, giúp tường sau sơn đạt độ thẩm mỹ cao hơn.

  • Tăng độ bám dính cho sơn phủ

    • Bề mặt được bả giúp lớp sơn lót và sơn phủ bám chắc hơn, tránh bong tróc và giúp màu sơn đều màu hơn.

  • Tiết kiệm sơn phủ

    • Khi bề mặt đã được làm phẳng và mịn, lượng sơn phủ cần dùng sẽ ít hơn do không bị hút quá nhiều vào tường.

  • Chống rạn nứt bề mặt sơn

    • Một số loại bả chất lượng cao còn giúp hạn chế tình trạng rạn nứt sơn do co giãn nhiệt hoặc giãn nở vật liệu.

  • Tăng tuổi thọ công trình

    • Với lớp bả và sơn phủ đúng kỹ thuật, tường nhà sẽ ít bị ảnh hưởng bởi độ ẩm, bụi bẩn và các tác nhân môi trường.

2.2 Nhược điểm : 

Điểm hạn chế của sơn bả đó là độ bám và kết dính kém khi sơn bả tường. Điều này sẽ làm ảnh hưởng lớn đến độ bền của màng sơn.

3. Quy trình thi công sơn bả đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của SNB ARCHI 

Dưới đây là quy trình thi công sơn bả tường của SNB ARCHI theo từng giai đoạn bao gồm : giai đoạn kiểm tra trước khi thi công, giai đoạn thi công.

3.1 Giai đoạn kiểm tra trước khi thi công sơn bả. 

  • Kỹ sư của SNB ARCHI sẽ tiến hành kiểm tra độ ẩm tường bằng máy đo độ ẩm. Để thi công sơn thì đổ ẩm tường cần phải đạt độ ẩm <16%
  • Đội thợ vệ sinh bề mặt sắp thi công
  • Chà nhám sơ để loại bỏ các tạp chất ảnh hưởng đến độ bám dính của sơn

3.2 Quy trình thi công sơn bả matit chi tiết của SNB ARCHI 

  • Bước 1: Thực hiện khuấy bột trét bằng máy khuấy. Đảm bảo bột khuấy xong không còn lợn cợn mịn khi thi công
Khuấy bột sơn bả sao cho đều không còn lợn cợn
Khuấy bột sơn bả sao cho đều không còn lợn cợn
  • Bước 2: Làm phẳng bề mặt tường sau khi thi công bột trét với giấy nhám
Sử dụng giấy nhám hoặc máy xoa tường để sử lý bề mặt tường
Sử dụng giấy nhám hoặc máy xoa tường để sử lý bề mặt tường

– Sau khi lớp bột trét thứ 2 đã khô (thường 12 đến 24 giờ), sử dụng giấy nhám để làm phẳng bề mặt bột

– Loại giấy nhám được sử dụng có số từ 120 đến 240

– Giấy nhám được kẹp vào bàn xả nhám khi sử dụng, không xả nhám khi không có bàn xả vì bề mặt sẽ không phẳng)

– Nên sử dụng giấy nhám số to từ 180 đến 240 khi thi công tường bên trong nhà để tránh trầy xước bề mặt

– Xả nhám bằng công cụ hoặc sử dụng máy xả nhám. Khi xả nhám nên dùng đèn pin để kiểm tra độ phẳng tường để khắc phục kịp thời. Ngoài ra, kiểm tra kỹ những khu vực sau này sẽ lắp đèn chiếu sáng song song với bề mặt tường

– Dùng thước nhôm khi thi công bột trét sẽ được góc, cạnh sắc nét hơn.

– Dùng thước xử lý góc tường sau khi thi công bột trét

  • Bước 3: Vệ sinh bề mặt sau khi xả nhám

– Sau khi xả nhám, dùng chổi cỏ làm sạch bụi bám trên bề mặt bột trét

– Sau khi xả nhám, trên bề mặt sẽ có rất nhiều bụi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến độ bám dính của màng sơn và chất lượng bề mặt sau khi sơ  vì bụi đóng cục lại-

– Nếu không vệ sinh, hệ thống sơn chỉ bám lên lớp bụi và sẽ bị bong tróc về sau.

4. Những Lưu Ý Khi Thi Công Sơn Bả 

Những lưu ý khi thực hiện sơn bả tường
Những lưu ý khi thực hiện sơn bả tường

Để đảm bảo hiệu quả và độ bền của lớp sơn, bạn cần chú ý:

  • Không thi công khi độ ẩm không khí quá cao hoặc tường còn ẩm.

  • Không pha matic quá loãng – dễ bong tróc, nứt bề mặt.

  • Chỉ dùng sản phẩm cùng hãng cho matic, sơn lót và sơn phủ để đảm bảo độ tương thích.

  • Sử dụng giấy nhám đúng loại: mịn cho lần cuối, thô cho bước đầu.

  • Bảo hộ an toàn khi thi công, tránh hít phải bụi bột và hóa chất sơn.

Trên đây là quy trình thi công và tiêu chuẩn khi thi công sơn bả cùng một số lưu ý mà SNB ARCHI  muốn chia sẻ đến quý anh chị, nếu anh chị đang tìm giải pháp thiết kế kiến trúc và thi công nhà phố, biệt thự,… thì hãy liên hệ với SNB ARCHI để được tư vấn và báo giá chi phí thiết kế và xây nhà.

Bài viết liên quan